Viêm hoại tử ruột non là một cấp cứu thường gặp ở trẻ em.

Chỉ định điều trị ngoại khoa thường là giai đoạn đã có dấu hiệu viêm phúc mạc và có sốc nặng (sốc nhiễm trùng, nhiễm độc, giảm khối lượng tuần hoàn…). Do vậy yêu cầu gây mê hồi sức là: tiếp tục điều trị sốc trong giai đoạn gây mê. Chọn thuốc tiền mê, thuốc mê, thuốc giãn cơ và phương pháp gây mê thích hợp.

NHÓM 1

Bệnh nhân trong tình trạng lơ mơ, li bì (gần 20%).

Chuẩn bị bệnh nhân trước mổ

Đánh giá đầy đủ tình trạng, mức độ và giai đoạn của bệnh để tìm thời điểm gây mê mổ an toàn (thời gian thoát sốc thường phải được kéo dài 5-7 giờ).

Đánh giá mức độ mất nước.

Khám tinh thần, thần kinh: tỉnh táo, vật vã, kích thích hay li bì hôn mê.

Khám tuần hoàn: huyết áp, mạch và tuần hoàn ngoại vi.

Khám hô hấp: tần số, chất lượng thở…

Khám thận: mức độ bài tiết nước tiểu ml/kg/giò.

Các chỉ tiêu về sinh hoá: hematocrit, điện giải đồ và protid máu.

Tiền mê

Chỉ tiền mê bằng atropin 0,01 – 0,02mg/kg, TM.

Khởi mê

Ketamin: 3-5mg/kg, TM (tốt cho bệnh nhân có tụt HA) hoặc

Thiopental: 3-5mg/kg hoặc

Propofol: 2mg/kg (khi dùng thiopental và propofol: cần chú ý bù đủ dịch, tiêm chậm tránh tụt HA).

Thuốc giãn cơ: myorelaxin 2mg/kg đặt NKQ và norcuron 0,01mg/kg.

Pavulon 0,07 – 1mg/kg…

Duy trì mê

  • Có thể duy trì mê bằng các thuốc mê bốc hơi hoặc thuốc mê TM và giảm đau, giãn cơ như thông thường.

NHÓM 2

  • Bệnh nhân tỉnh táo hoặc vật vã kích thích.

Chuẩn bị bệnh nhân: như trên.

Tiền mê

Atropin 0,01-0,02pg/kg TB.

Ketamin 3mg/kg TB. Trẻ lớn có thể dùng seduxen 0,2- 0,3mg/kg hoặc

Hypnovel 0,2mg/kg.

Khởi mê

Propofol: 1-2mg/kg, TM hoặc

Ketamin: 1-2mg/kg,TM hoặc

Thiopental: 2-5mg/kg, TM hoặc

Fluothan, Isofruran: 1-2%.

Giãn cơ như norcuron, pavulon…

Duy trì mê

Dùng các thuốc như khởi mê.

Trong mổ theo dõi: mạch, huyết áp, nhiệt độ, mức độ mất máu, mất nước … để điều chỉnh thuốc mê, thuốc giảm đau chức năng sinh lý ở mức độ bình thường…

HỒI SỨC TRONG GÂY MÊ

Đặc trưng của sốc trong viêm hoại tử ruột non là giảm thể tích, giảm natri và giảm protid máu (nguyên nhân thành ruột non bị viêm hoại tử, gây nên hiện tượng tắc mạch dẫn đến thoát dịch, thoát huyết tương, đặc biệt natri và protein đi vào trong lòng ruột và vào khoang ổ bụng). Tình trạng này vẫn tiếp tục cho tới khi thương tổn được loại bỏ.

Vì vậy trong gây mê bệnh nhân phải được bù lại lượng nước, natri, protein bị mất trước mổ và tiếp tục. mất trong mổ.

Cách tốt nhất để đánh giá thoả đáng việc bù dịch là giám sát các chỉ số:

  • Nhịp tim.
  • Huyết áp động mạch.
  • Huyết áp TM trung ương
  • Lượng nước tiểu bằng ml/kg/giờ (tối thiểu phải đạt được 1ml/kg/giờ).
  • Căn cứ vào các thông số trên để có thái độ xử trí thoả đáng việc bù dịch, trợ tim hoặc lợi niệu…

Nếu có điều kiện bù theo điện giải đồ và protid máu.

Nếu không làm được điện giải đồ thì bù natriclorua 0,9% và glucose 5% tỷ lệ 1/1, số lượng 10-20ml/kg.

  • Để tăng áp lực thẩm thấu trong máu có thể truyền:

Huyết tương khô, plasma tươi, dextran với số lượng 10-20ml/kg hoặc có thể truyền máu nếu có kèm với sự mất máu.

  • Nếu bệnh nhân vẫn trong tình trạng mất nước(ốc mà hematocrit < 36%, hemoglobin < 12g/l thì bệnh nhân có thiếu máu đáng kể. Có thể dựa vào công thức truyền máu ở trẻ em là truyền 10ml/kg thì hemoglobin tăng 3g/l, hematocrit tăng được 10%.
  • Sau khi kết thúc cuộc mổ đánh giá lại tình trạng lâm sàng và các chỉ số: mạch, huyết áp, huyết áp tĩnh mạch trung ương, nước tiểu và các xét nghiệm hoá sinh để có thái độ tiếp theo.
0/50 ratings
Bình luận đóng