Biểu hiện:
Trẻ chán ăn, ăn ngày càng ít, rất hay quấy khóc. Có khi khóc đột ngột như có ai “véo”, thường đau nhức các cơ. Trẻ lười hoạt động, hay mệt mỏi, không thích chơi đùa. Đây chính là biểu hiện của thiếu vitamin B1 Trẻ thiếu vitamin B1 trong thời gian dài sẽ dẫn đến tê phù, viêm cơ, suy tim… có thể dẫn đến tử vong.
Nguyên nhân:
Bệnh thường gặp ở những nước ăn nhiều gạo như nước ta. Bệnh có thể gặp ở cả trẻ em và người lớn. Những người thường xuyên ăn gạo xay xát quá trắng hoặc gạo mốc, mọt hay trẻ em ăn bột quá trắng, đường quá trắng cũng là nguyên nhân gây thiếu vitamin B, dẫn đến tê phù.
Trẻ em có thể bị thiếu vitamin B, ở bất cứ lứa tuổi nào. Trong vòng 6 tháng đầu sau khi sinh, trẻ cũng có thể bị thiếu vitamin B1. Nguyên nhân do các bà mẹ ăn uống thiếu chất, bữa ăn nghèo nàn và chất lượng gạo kém. Cho nên, trong sữa thiếu vitamin B1.
Trẻ ăn nhiều đường cũng dễ bị thiếu vitamin B1.
Cách chăm sóc và phòng tránh:
Ngay từ khi mang thai và cho con bú, người mẹ phải có chế độ ăn đầy đủ chất dinh dưỡng. Tốt nhất, nên ăn gạo mới, tránh ăn gạo mốc, gạo trắng quá.
Trẻ ở tuổi ăn dặm, không nên cho trẻ ăn bột quá trắng, đường trắng mà ít cho trẻ ăn các loại rau, quả, thịt… Cho trẻ ăn quá nhiều đường cũng dễ gây thiếu vitamin B1.
Cho trẻ ăn nhiều hoa quả như: chuối, na, hồng xiêm… có tác dụng tốt để phòng chống thiếu vitamin B1. Ngoài ra, gạo nếp lên men (rượu nếp) cũng là loại thức ăn có chứa nhiều vitamin B1.