Đau lưng là một triệu chứng khá phổ biến, nhất là ở người cao tuổi, do sức yếu, sức đề kháng cơ thể kém nên khó chống đỡ vào những lúc thời tiết xấu, hoặc những lúc chuyển mùa hoặc khi thời tiết thay đổi nên họ hay bị mắc chứng bệnh này.

Nguyên nhân

Do làm quá sức cũng có thể dẫn đến đau lưng, và do nội nhân, ngoại nhân và bất nội ngoại nhân đều gây ra đau lưng, đau lưng còn do phong, hàn, thấp, nhiệt, ứ huyết, khí trệ, đờm ẩm, làm thận hư sinh ra.

Người mắc bệnh thận thường bị đau lưng rất nhiều (vì lưng liên quan đến thận), cũng có thể gập phải gió lạnh nên khí huyết lưu thông kém cũng dẫn đến đau lưng.

Bệnh đau lưng có 10 loại: Phong thấp yêu thống, Thận hư yêu thống, Toạ thiểm yêu thống, Ngoại thương yêu thống,… Nhưng càn- bệnh thường gặp nhất và phổ biến nhất ở người cao tuổi là: Phong thấp yêu thống, Ngoại thương yêu thông và Thận hư yêu thông.

Triệu chứng

Người mắc bệnh đau lưng biểu hiện: Eo lưng đau nhức, đứng ngồi không được lâu, cúi ngửa người đều đau, quay trở mình đều khó, ngang lưng nặng như đeo đá, gặp khi trời lạnh, mưa âm u bệnh đau càng tăng. Đau khi nặng, khi nhẹ, chỗ đau cũng không thành điểm cố định, ấn vào lưng hơi đau nhẹ, cơ và da hơi thô càng.

Nếu như người bệnh bị đau nặng thì lưng lạnh như băng, chạy xuống cả hai chi dưới, có khi sinh co rút gân, ân tay vào lưng thường có tiếng kêu, cử động là đau, ưa xoa đấm là đo thận kém. Lưỡi rêu hay trắng, thấp nhiều thường trắng dày, hàn nhiều thường trắng ướt hoặc ít rêu: phong nhiều thịt lưỡi đỏ sẫm.

Điều trị

Nên vừa công, vừa bổ, cũng có khi dùng vừa công vừa tả (tuỳ theo nguyên nhân từng bệnh để có cách chạy chữa thích hợp), mục đích khử phong tán hàn, ôn thấp, điều hoà khí huyết, có khi dùng bổ thận.

Cách làm: Người mắc bệnh nên thực hiện đều đặn các phương pháp sau: Thận du, dương quan, yêu nhan, bát giao, cự giao, hoàn khiêu, uỷ chung, côn lôn, thừa sơn.

Lán, đẩy, bóp, ấn, điểm, vuốt, quay.

Thao tác từng bước:

Bệnh nhân nằm sấp: Lăn đẩy các huyệt ở cục bộ lưng, sau đó điểm Hoàn khiêu, bóp Uỷ chung, điểm Côn lôn.

Bệnh nhân ngồi, dùng vuốt ở lưng, sau đó dùng xoa dầu nóng.

Bệnh nhân nằm ngửa: Làm động tác vận lưng, nhưng phải nhẹ nhàng không được quá mạnh. Nếu lưng đau nhiều, vặn lưng sợ đau quá sức, nên để bệnh nhân đứng thẳng, hai tay bệnh nhân ôm lấy gáy mình, đưa khuỷu tay hướng phía trước sát nhau; thầy thuốc dùng thế đứng, ôm giữ gò lây hai tay bệnh nhân, ép khuỷu tay và hai tay đưa vào sát ngực bệnh nhân, thầy thuốc dùng sức nhấc bệnh nhân sỗc lên đặt xuống 2 – 3 lần; xương sống sẽ bị thế treo thắng, giãn xương được dễ dàng.

Lưng dau do thân hư yếu:

Thường do phòng dục quá độ, thận khí suy tổn hoặc do làm việc lao lực quá sức, tinh khí hao sút, ảnh hưởng đến túc thiếu âm thận.

Triệu chứng:

Ngang lưng đau ngăm ngâm ê ẩm, dẫn đến bụng dưới tức, vận động đau, đau lâu hoặc ngửa lưng không được, lưng đùi nặng nề, tê nhức mỏi mệt, thường có di tinh, đầu nặng, choáng váng, tinh thần thể lực kém sút, nhan sắc tiều tuy, đi tiểu quá trời mưa cũng đau, miệng nhạt, tai ù, nậng thì trán hay có mồ hôi, chân lạnh đi lại run run. Mạch nhỏ yếu (tế vô lực), đau nhiều hai bộ xích Tế Sác; miệng nhạt.

Cách chữa:

Cẩn chú ý đến bàng quang kinh và thận kinh; thuỷ hư (âm hư), cần bồi bổ thuỷ tiên thiên, hỏa hư (dương hư) nên củng cố Mệnh môn hỏa. Can chú ý các kinh có liên quan mật thiết như Xung, Nhâm, Đái, Đốc.

Cách làm: Người mắc bệnh nên làm đều đặn các phương pháp sau: Đẩy, bóp, ấn, xát, lăn. chém, ray xoa.

Bệnh nhân nằm sấp: dùng lăn. ray lưng, đẩy các huyệt Thận du, Mệnh môn, bóp Uỷ trung.

Bệnh nhân nằm ngửa: vừa đẩy, vừa xoa Trung quản, Quan nguyên, Khí hải, ấn Túc tam lý. Thái khê, chân lạnh nên xoa bóp ở chân.

Bệnh nhân ngồi: mài sát lưng nhất là kinh bàng quang, lăng nhẹ mạch đốc và kinh bàng quang.

Đây là căn bệnh khá phổ biến, đối với người cao tuổi càng phải chú ý nhiều đến vấn đề thời tiết.

5/52 ratings
Bình luận đóng