Cảm mạo [Cảm mạo: Bao gồm cả cảm cúm] là bệnh con người thường hay gặp nhất, tuyệt đại đa số người số lần bị cảm mạo trong suốt cả cuộc đời không thể đếm được hết, có những người trong 1 năm có thể bị tới 2 – 4 lần cảm mạo. cảm mạo lại là một bệnh nhỏ người ta ít để ý đến nhất. Nhưng một số bệnh đại loại như bệnh ung thư cho đến nay đã được con người tấn công, nhưng các nhà y học cũng chưa tìm ra được biện pháp có hiệu quả để khống chế và điều trị khỏi được, thậm chí đối với con đường truyền nhiễm bệnh cảm mạo cũng còn có những kiến giải sai lầm. Có rất nhiều nhà nghiên cứu đã nhận thức, cũng như trong rất nhiều sách y học đều thấy có ghi “Bệnh cảm mạo truyền nhiễm qua không khí, trong những ngày bệnh cảm mạo lưu truyền, nếu ra ngoài trời cần đeo khẩu trang, trong nhà ở cần đun acetic acid cho bay hơi tỏa ra để khử trùng không khí.
Cảm mạo là do virus cảm mạo hoặc vi khuẩn cảm mạo gây nên. Những virus và vi khuẩn này sống nhờ vào mũi, họng, yết hầu và khí quản của người bệnh gây nên phản ứng viêm ở những bộ vị này, cho nên trong y học coi cảm mạo là bệnh “cảm nhiễm ở đường hô hấp trên”. Rất nhiều người cho rằng người bệnh bị cảm mạo khi hắt xì hơi, ho, nói chuyện, thậm chí là thở, đều sẽ làm nước bọt bắn ra làm cho vi khuẩn hoặc virus lan tản ra khắp trong không khí, truyền bệnh cho người khác. Thực ra, cách nhìn nhận này không toàn diện, vì rất nhiều người cho dù có đeo khẩu trang, có xông bằng acetic acid để khử trùng không khí đi chăng nữa thì cũng vẫn bị bệnh cảm mạo.
Vì sao vậy? Bởi vì người ta coi nhẹ con đường lây truyền khác của bệnh. Một trong những triệu chứng chủ yếu của bệnh cảm mạo chính là chảy nước mắt, nước mũi, người bị cảm mạo luôn luôn dùng khăn tay lau nước mắt, nước mũi, lấy tay xát vào mũi, như vậy trên tay đã có lượng lớn virus và vi khuẩn gây bệnh này rồi. Khi người khỏe mạnh bắt tay người bệnh hoặc sờ mó vào những vật thể mà người bệnh sờ vào như quả đấm cửa ra vào, điện thoại v.v…, trên tay đã truyền nhiễm virus và vi khuẩn gây bệnh cảm cúm rồi. Sau đó, người bệnh lại dùng tay đã bị ô nhiễm sờ lên mặt, lên mũi, cầm vào vật gì, cầm vào thức ăn gì để ăn là có thể làm cho virus hoặc vi khuẩn gây bệnh theo vào trong cơ thể, gây nên bệnh cảm mạo. Trong các công trình nghiên cứu thực nghiệm của các nhà nghiên cứu khoa học ở Mỹ đã chứng minh điều này. Họ cho rằng phương thức chủ yếu lưu truyền bệnh cảm mạo không chỉ là truyền nhiễm qua không khí, mà còn truyền qua sự tiếp xúc trực tiếp hoặc gián tiếp. Hơn nữa trong rất nhiều trường hợp, sự truyền nhiễm qua tiếp xúc còn có tính nguy hiểm hơn nhiều truyền nhiễm qua không khí. Do đó, không tiếp xúc, không bắt tay, năng rửa tay, không dùng các khăn mặt và đồ dùng chung với người bệnh v.v… đều là những mặt cần thiết không thể thiếu được để đề phòng bệnh cảm mạo trong những ngày mà bệnh này đang lưu hành, chứ không thể chỉ coi ra ngoài đeo khẩu trang, khử trùng không khí mà có thể tránh được bệnh.