NHÂN TRUNG BẠCH

Tên khoa học: Calamitas Urinae hominis
Nhân trung bạch là cặn nước tiểu đóng trong chậu nước tiểu, kết thành miếng giòn và khai.
Cặn càng phơi lâu càng tốt, trắng ngà, có từng lớp, thứ lâu năm có lớp dày, cứng là tốt; đen, bẩn, nát là xấu.
Thành phần hóa học: Có các muối calci (phosphat, urat, clorua…) và các thành phần khác của nước tiểu.
Tính vị – quy kinh: Vị mặn, tính hàn. Vào ba kinh can, tam tiêu và bàng quang.
Tác dụng: Thanh nhiệt, giáng hỏa, trừ ứ, cầm máu.
Công dụng: Chữa đau hầu họng, lở loét trong mồm, nướu răng, thổ huyết, chảy máu cam.
Liều dùng: Ngày dùng 4 – 8g.
Kiêng kỵ: Tỳ vị hư hàn không dùng.
Cách bào chế:
Theo Trung y:
Đem nhân trung bạch hòa vào nước trong, rửa đãi hết tạp chất, gạn hết nước trong, phơi khô, khi dùng để trên miếng ngói nung đỏ hồng.
Theo kinh nghiệm Việt Nam:
Cho vào nồi đất, trét kín, đốt bên ngoài bằng trấu, lấy phấn trắng bám trong lòng vung, bỏ cái đen, tán bột.
Đốt đỏ, cạo bỏ cái đen, tán bột.
Nung đỏ trực tiếp trên lửa hoặc bọc kín nung đỏ, tán bột, làm thủy phi lấy bột nhỏ mịn dùng.
Bảo

quản: Để nơi mát, khô, ráo, đậy kín.

0/50 ratings
Bình luận đóng