Tên khác: Kiến cò, Cây lác.
Tên khoa học: Rhinacanthus nasutus (L.) Kurz.
Họ: họ Ô rô – Acanthaceae.
1. Mô tả, phân bố
Bạch hạc là cây nhỏ mọc thành bụi, cao 1-2m, có rễ chùm. Thân non có lông mịn. Lá mọc đối, có cuống, phiến hình trứng thuôn dài, mặt trên nhẵn, mặt dưới hơi có lông mịn. Hoa nhỏ, mọc thành xim nhiều hoa ở nách lá hoặc đầu cành hay ngọn thân. Hoa màu trắng nom như con hạc đang bay. Quả nang dài, có lông. Cây ra hoa vào tháng 8.
Cây của miền Ấn Độ, mọc hoang và cũng được trồng bằng gốc cây.
2. Bộ phận dùng, thu hái
Bộ phận dùng của dược liệu bạch hạc là lá, thân và rễ – Folium, Caulis et Radix Rhinacanthi. Thu hái thân lá quanh năm, thường dùng tươi. Rễ cũng được thu hái quanh năm, dùng tươi hay phơi khô.
3. Thành phần hóa học
Trong rễ bạch hạc có hoạt chất rhinacanthin, gần giống acid chrysophanic và acid frangulic.
4. Công dụng, cách dùng
Dược liệu bạch hạc có vị ngọt dịu và dịu, tính bình, có tác dụng chống ho, sát trùng, chống ngứa, trừ phong thấp. Rễ có mùi hắc nhẹ, vị ngọt tựa như mùi sắn rừng.
Thường dùng dược liệu bạch hạc để điều trị : Lao phổi khởi phát, ho, viêm phế quản cấp và mạn. Phong thấp, tê bại, nhức gân, đau xương, viêm khớp. Huyết áp cao.
Liều dùng 9-15g, dạng thuốc sắc.
Dùng ngoài trị bệnh ecpet mảng tròn, eczema, hắc lào, lở ngứa. Lấy cây lá tươi giã đắp hoặc nấu nước rửa.
Ðơn thuốc: 1. Lao phổi: Thân và lá Bạch hạc 20g, sắc nước, cho thêm đường uống.
2. Eczema, hắc lào: Giã một lượng vừa đủ cây lá tươi thêm cồn 70o ngâm và dùng ngoài. Có thể dùng rễ tươi giã nhỏ, ngâm rượu hoặc giấm trong một tuần lễ lấy nước bôiDuocj