Nhận định chung

Trong hội chứng Guillain -Barré là do cơ thể sinh ra kháng thể chống lại các nguyên nhân nhiễm trùng, đồng thời cũng chính các kháng thể đó tấn công và làm tổn thương myeline và/hoặc sợi trục của rễ và dây thần kinh ngo ại biên. Biểu hiện là yếu cơ tiến triển nhiều nơi, bệnh nặng là khi có liệt cơ hô hấp và rối loạn thầ n kinh tự chủ.

Nguyên nhân thường gặp nhất là Campylobacter jeuni, vi khuẩn này có trong viêm dạ dày.

Ít gặp hơn: Cytomegalovirus, Epstein-barr virus và Mycoplasma pneumoniae. – Sau dùng vacxin:bại liệt, cúm, sở i, bạch hầu-ho gà-uốn ván….

Phác đồ điều trị hội chứng Guillain Barre

Nguyên tắc xử trí

Đảm bảo duy trì chức năng sống, đặc biệt khi có liệt cơ hô hấp.

Điều trị rối loạn nước và điện giải.

Tập vận động để hạn chế biến chứng do liệt vận động gây ra.

Loại bỏ nhanh các kháng thể tự miễn gây ra tổn thương thần kinh ngoại vi.

Xử trí ban đầu và vận chuyển cấp cứu

Nằm đầu cao 300 – 450.

Thở oxy kính hoặc qua mặt nạ. Đặt ống nội khí quản và bóp bóng qua ống nội khí quản khi có liệt cơ hô hấp.

Đặt ống thông dạ dày, ăn qua ống thông khi có rối loạn nuốt.Vitamin nhóm B.

Glucocorticoid: methylprednisolon 500mg/ngày x 5 ngày, sau đó giảm liều dần.

Xử trí tại bệnh viện

(1) Các xử trí hỗ trợ

Hô hấp:

Khi có dấu hiệu suy hô hấp cần thở máy hỗ trợ ngay.

Thở oxy, nếu không kết quả chuyển sang thở máy xâm nhập với Vt cao (12ml/kg) kết hợp PEEP 5 cmH2O để tránh xẹp phổi.

Các yếu tố nặng như: Tiến triển nhanh < 7 ngày, mất khả năng ho, không nâng được khuỷu tay hoặc đầu, mất khả năng đứng, phải nhập Khoa hồi sức để theo dõi, cần đặt nội khí quản và thở máy sớm.

Tuần hoàn:

Theo dõi liên tục mạch, điện tim, huyết áp để phát hiện và xử trí kịp thời rối loạn nhịp, đặc biệt là nhịp chậm khi hút đờm, tụt huyết áp.

Dự phòng thuyên tắc tĩnh mạch sâu và tắc mạch phổi: vận động trị liệu, dùng thuốc chống đông heparin hoặc heparin trọng lượng phân tử thấp.

Dự phòng loét dạ dày và đư ờng tiêu hóa:

Giảm tiết dịch dạ dày (thuốc kháng thụ thể H2, thuốc ức chế bơm proton) ăn qua ống thông sớm.

Nước điện giải:

Điều chỉnh rối loạn nước điện giải.

Đảm bảo dinh dưỡng:

40 Kcalo/kg/ngày và các khoáng chất.

(2) Xử trí đặc hiệu

Mục đích: làm giảm lượng kháng thể kháng myelin trong máu

Corticoid:

Tác dụng làm giảm đáp ứng miễn dịch. Tuy nhiên hiệu quả không nhiều.

Liều methylprednisolon 500mg/ngày x 5 ngày. Sau đó giảm liều dần.

Lọc huyết tương:

Thay huyết tương: (xin xem quy trình kỹ thuật thay huyết tương).

Lọc kép (double filter).

Lọc hấp phụ (hemoadsorption).

Chú ý: Thời gian lọc càng sớm càng tốt: khả năng hồi phục tốt.  Số lần lọc và khoảng cách: hàng ngày hoặc cách ngày, 3-6 lần tùy theo đáp ứng ,có thể  tới 15-16 lần. Nếu sau 6 lần không tiến triển thì ngừng. Có nguy cơ dị ứng hoặc sốc phản vệ, rối loạn đông máu, rối loạn điện giải, nhiễm khuẩn tại chỗ hoặc nhiễm khuẩn máu…

Truyền globulin miễn dịch:

Liều dùng: 0,4 g/kg/ngày x 5 ngày.

Chống chỉ định: suy thận, dị ứng thuốc.

(3) Theo dõi

Đánh giá hàng ngày cơ lực tứ chi ,các dây thần kinh sọ như: rối loạn nuốt …

Theo dõi sát: hô hấp (SpO2, PaO2, PaCO2, mạch, nhịp tim, huyết áp.

Đánh giá thể tích khí lưu thông (Vt), áp lực âm hít vào tối đa (NIP) hàng ngày.

Tiên lượng và biến chứng

Khoảng 70% hồi phục hoàn toàn, kể cả liệt cơ hô hấp cần phải thở máy hỗ trợ. Tỷ lệ hồi phục hoàn toàn từ 48 – 90% trong năm đầu, 60 – 88% trong năm thứ hai. Hồi phục kém nếu > 60 tuổi, tiến triển nhanh, điện cơ tổn thương sợi trục, thở máy hỗ trợ dài ngày.

Quan trọng nhất là suy hô hấp cấp do liệt cơ hô hấp, viêm phổi do hít phải, xẹp phổi, thuyên tắc mạch phổi.

Các rối lọan thần kinh tự động: rối loạn nhịp tim, tăng tiết dịch phế quản phổi, liệt ruột cơ năng, bí tiểu tiện, viêm đường tiết niệu, loét tỳ đè…

Di chứng liệt không hồi phục.

0/50 ratings
Bình luận đóng