Căn nguyên
Thuỷ ngân và các muối của kim loại này gây ngộ độc cấp tính hoặc mạn tính gọi là chứng nhiễm thuỷ ngân. Thuỷ ngân được sử dụng trong công nghiệp chế tạo nhiệt kế, trong công nghiệp điện, công nghệ vecni và sơn, trong chế tạo ac-quy điện. Những muối thuỷ ngân vô cơ và hữu cơ còn được sử dụ như thuốc diệt khuẩn dùng bền ngoài, và thuốc kháng thực vật ký sinh trong trồng trọt.
Đường xâm nhập: tiêu hoá, hô hấp.
Độc tính: thuỷ ngân là kim loại rất kém hấp thu theo đường tiêu hoá do đó ít độc hại. Ngược lại, hơi thuỷ ngân khuếch tán trong không khí ngay ở nhiệt độ bình thường (15 mg/m3 ở 20°C), lại rất độc.
Clorua thuỷ ngân II (tiếng Anh: mercury bichlorid) có thể gây tử vong bắt đầu từ liều 1 g. Những thuốc lợi niệu bản chất thuỷ ngân (đã bỏ không dùng), cũng độc như clorua thuỷ ngân ở hàm lượng bằng nhau.
Clorua thuỷ ngân I (tiếng Anh: mercury chlorid; calomel) và những thuốc diệt khuẩn dùng bên ngoài có bản chất là muối thuỷ ngân hữu cơ cũng kém được hấp thụ qua đường tiêu hoá, nên cũng độc 3-4 lần kém hơn, so với clorua thuỷ ngân II với cùng hàm lượng thuỷ ngân. Những muối thuỷ ngân hữu cơ được methyl hoá bởi những vi khuẩn trong môi trường. .
Triệu chứng
Ngô đôc cấp tính: sau khi nuốt phải, sẽ bị bỏng ở miệng (viêm miệng) và thực quản, gây ra đau miệng và đau sau xương ức. cảm thấy có vị kim loại ở trong miệng, tăng tiết nước bọt, viêm dạ dày-ruột với các triệu chứng đau bụng, ỉa chảy phân có máu, và nguy cơ thủng ruột. Trong những trường hợp ngộ độc nặng và không được điều trị, có thể xảy ra tình trạng sốc, suy thận cấp với thiểu-vô niệu, và urê-huyết. Những dấu hiệu hoại tử ống thận có thể xuất hiện từ 1 đến 15 ngày sau khi bắt đầu bị ngộ độc. Những dẫn xuất alkyl- hoá của thuỷ ngân chủ yếu gây ra những rối loạn thần kinh không hồi phục: như run, co giật, múa vờn, đôi khi gây ra bệnh não với hôn mê.
Thở hít hơi thuỷ ngân: Gây kích thích các đường hô hấp và viêm phổi cấp tính nặng.
Ngộ độc mạn tính (chứng nhiễm thuỷ ngân):
- Rối loạn thần kinh: nhức đầu, chóng mệt, mất ngủ, chóng mặt. Lưỡi, môi, miệng run, thường mang tính chất hữu ý (run hữu ý) của chứng run trong bệnh xơ cứng từng mảng, rối loạn tâm thần.
- Rối loạn da: ban đỏ ở gan bàn tay, mày đay, chứng đau dây thần kinh ở đầu chi.
- Rối loạn tiêu hoá: tăng tiết nước bọt, hoặc ngược lại khô miệng, có đường viền ở lợi do nhiễm thuỷ ngân (hiếm).
- Suy thận tiến triển: với protein-niệu (hội chứng thận hư) và đái máu vi thể.
Bênh Minamata: trong vùng vịnh Minamata (ở nước Nhật), do bị ô nhiễm bởi chất thải công nghiệp, những dẫn xuất methyl-hoá của thuỷ ngân đã làm ô nhiễm tới cá, và khi người ăn cá thì xảy ra những rối loạn nặng, kể cả sinh con không bình thường (bị dị tật). Người ta đã công nhận có những thực phẩm nguồn hải sản (cá) chứa những lượng đáng kể dẫn xuất methyl-hoá của thuỷ ngân ở những vùng biển khác nữa trên thế giới.
Chẩn đoán
Dựa trên định lượng thuỷ ngân bài tiết ra nước tiểu trong 24 giờ, lượng này không vượt quá 10 μg trong số 90% những người bình thường. Tất cả những công nhân lao động tiếp xúc với thuỷ ngân đều phải được xét nghiệm thuỷ ngân trong nước tiểu 24 giờ theo định kỳ. Những quy tắc có hiệu lực thay đổi tuỳ từng nước. về nguyên tắc thì sự giám sát phải chặt chẽ hơn và những tiêu chuẩn phải nghiêm khắc hơn đối với công nhân tiếp xúc với dẫn xuất alkyl-hoá của thuỷ ngân. Nếu mỗi ngày một người bài tiết theo nước tiểu một lượng thuỷ ngân từ 300 μg (tức khoảng 1500 nmol) trỏ lên, thì người đó được công nhận là bị nhiễm độc thuỷ ngân. Nếu hàng ngày bài tiết theo nước tiểu từ 600 μg thuỷ ngân trỏ lên thì sẽ xuất hiện các triệu chứng ngộ độc. Nếu bài tiết dưới 100 μg thuỷ ngân trong nước tiểu 24 giờ thì cần phải cải thiện điều kiện lao động. Theo luật quốc gia (luật của nước Pháp), công nhân phải ngừng lao động cho tối khi nào hàm lượng thuỷ ngân bài tiết ra nước tiểu hạ thấp xuống dưới 50-100 μg mỗi ngày.
Nhiễm độc không triệu chứng: khi hàm lượng thuỷ ngân trong máu < 180 nmol/l (> 3,5 μg/100 ml), và trong nước tiểu > 0,7 μmol/l (> 150 μg/l).
Nhiễm độc có triệu chứng: khi hàm lượng thuỷ ngân trong máu > 1μmol/l và trong nước tiểu > 3 μmol/l.
Điều trị
- Rửa dạ dày với than hoạt trong trường hợp ngộ độc theo đường tiêu hoá mới xảy ra, phục hồi nườc và điều chỉnh các rối loan cân bằng chất điện giải.
- Thuốc chống độc dimercaprol (BAL) với liều 3,5 mg/kg cứ 6 giờ cho một lần, trong trường hợp ngộ độc cấp tính. Penicillamin được sử dụng để điều trị ngộ độc mạn tính với liều 1 g/ngày. Những thuốc chống độc này phải tiếp tục cho tới khi nào mức bài tiết thuỷ ngân ra nước tiểu giảm xuống dưới 50 μg/24 giờ. Những thuốc chống độc không có hiệu quả gì tới những rối loạn thần kinh đã gây ra bởi dẫn xuất alkyl-hoá của thuỷ ngân.
- Thẩm phân máu trong trường hợp suy thận.