Lao xương và lao khớp xương, Đông y gọi là ”cốt cao” hoặc “lưu đàm” hay gặp ở trẻ em và thanh niên.

Tuỳ vị trí xương và các khớp bị tổn thương lao, người ta còn đặt các tên khác nhau: như lao cột sống gọi là ” Quỵ bối đàm: lao khớp gối gọi là “hạc tất phong” v.v…

Nguyên nhân sinh bệnh do tiên thiên bất túc, tinh huyết của can thận bị hao tổn, xương bị yếu, đàm độc nhân thế xâm phạm làm khí huyết ngưng trệ mà gây bệnh.

căn cứ vào các giai đoạn bệnh, tổn thương tại chỗ và các chứng trạng toàn thân, người ta chia ra mấy thể bệnh sau đây:

HÀN ĐÀM Ứ TRỞ

Còn gọi là thể đàm trọc ngưng tụ, tương ứng với giai đoạn mới mắc bệnh.

Triệu chứng: khớp xương đau ê ẩm, có lúc không đau, vận động hơi bị hạn chế và đau tăng, hơi sưng hoặc không sưng, không nóng, không đỏ không có chứng trạng toàn thân. Giai đoạn này cần phát hiện sớm bằng chụp X. quang tìm tổn thương lao.

Phương pháp chữa: ôn kinh hoá đàm, hoà doanh thông lạc.

Bài thuốc:

Bài 1: Dương hoà thang gia giảm:

Thục địa                            40g                           Quế chi                          6g

Cao ban long                     20g                         Tục đoạn                      12g

Bạch giới tử                        4g                          Ngưu tất                      12g

Ma hoàng                            4g                         Cam thảo                       4g

Nếu sợ lạnh, lưỡi đạm, mạch phù thêm Phụ tử chế 12g.

Ăn kém, ỉa lỏng, thêm: Đảng sâm, Hoàng kỳ, Bạch truật mỗi thứ 12g, nếu người bệnh sưng khớp nhiều:

Bài 2: Thác lý tán thang

Hoàng kỳ sống16gTục đoạn16g
Đảng sâm12gXuyên sơn giáp16g
Đương quyI2gTạo giác thích12g
Bạch thược8gTrần bì6g
Xích thược8gPhục linh16g
Bạch giới tử8gCam thảo4g

THỂ ÂM HƯ HOẢ VƯỢNG

Triệu chứng: các chứng trạng tại khớp xương bị lao rõ ràng, kèm thêm sốt hâm hấp về chiều, ra mồ hôi trộm, ăn kém, gầy, miệng khô, lưỡi đỏ rêu ít, mạch tế sác.

Phương,pháp chữa: dưỡng âm thanh nhiệt, hoá đàm thông lạc.

Bài thuốc:

Bài 1: Cốt lao thang gia giảm:

Thạch cao                            8g                           Xuyên tục đoạn          12g

Miết giáp                           20g                           Ngưu tất                      12g

Ngân sài hồ                       12g                           Đào nhân                       8g

Địa cốt bì                          12g                           Hồng hoa                       4g

Mẫu đơn bì                        12g

Nếu mồ hồi trộm thêm: Mẫu lệ 40g.

Thấy Ổ áp xe lạnh thêm Kim ngân hoa 20g, Bối mẫu 8g, Liên kiều 16g.

Vị thuốc Miết giáp
Vị thuốc Miết giáp

THỂ KHÍ HUYẾT ĐỀU HƯ: (HAY THỂ DÒ MỦ Ở Ổ LAO)

Triệu chứng: các chứng trạng ở khớp, xương, cơ rõ ràng, biến dạng các khớp và xương, dò mủ lao không ngừng, toàn thân gầy yếu, tinh thần mệt nhọc, sắc mặt trắng bệch, sốt, ăn kém, hồi hộp, ra mồ hôi trộm, chất lưỡi đỏ, mạch tế sác.

Phương pháp chữa: bổ khí dưỡng huyết, dưỡng âm trừ đàm (hay bổ thận dưỡng âm, ích khí bổ huyết).

Bài thuốc:

Thục địa16gĐảng sâm16g
Đương quy12gBạch truật12g
Xuyên khung12gPhục linh12g
Bạch thược16gCam thảo4g
Quy bản12gHoài sơn16g
Kỷ tử12gKê nội kim8g
Bài 2: Nhân sâm dưỡng vinh thang gia giảm:
Đảng sâm16gĐương quy12g
Bạch truật12gThục địa12g
Phục linh12gBạch thược8g
Cam thảo4gViễn chí8g
Trần bì8gNgũ vị tử4g
Hoàng kỳ12gNhục quế4g
Bài 3: Đại bổ âm hoàn (thang) gia giảm, nếu có triệu chứng âm vượng hay mất ngủ nhiều ra mồ hôi trộm:
Quy bản16gToan táo nhân 6g
Thục địa16gBá tử nhân12g
Tri mẫu12gLong cốt16g
Hoàng bá12gMẫu lệ20g
Ngũ vị tử6g
0/50 ratings
Bình luận đóng